Mục lục
1. Khái niệm về dịch vụ kho bãi
Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch vụ logistics.
Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất khi họ có yêu cầu.
Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:
- Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.
- Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình vận tải. Từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.
- Duy trì nguồn cung ổn định. Sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu.
- Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng.
- Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.
- Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Kho bãi trong logistics có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp. Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:
- Góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa. Nhờ đó kho có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối, giảm chi phí bình quân trên một đơn vị.
- Góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt hao hụt hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho.
- Duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu. Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng.
- Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
3. Một số chức năng cơ bản của dịch vụ kho bãi trong Logistics
Một kho bãi hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vận tải logistics thường bao gồm các kho nhỏ như:
- Kho nguyên vật liệu, phụ tùng: Cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
- Kho thành phẩm: phân phối hàng hóa cho đầu ra.
- Hệ thống các kho này phải đảm bảo thực hiện tốt những chức năng như:
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa được lưu trữ.
- Hỗ trợ cho sản xuất, đáp ứng tốt khi có nhu cầu.
- Gom hàng.
- Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn.
4. Quản trị kho bãi trong logistics đóng vai trò như thế nào?
Quản trị kho bãi trong logistics được cấu thành từ việc quản trị từng hoạt động liên quan đến kho bãi như:
- Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiên cất trữ, bốc xếp hàng trong kho
- Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán nhãn hoặc thanh lý hàng chất lượng kém.
- Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ hồ sơ.
- Quản lý công tác xuất nhập hàng.
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động
- Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ.
5. Đối với nhân viên logistics quản lý kho (thủ kho), cần phải thực hiện những công việc gì?
Nếu bạn giữ vai trò thủ kho, cần thực hiện tốt một số các yêu cầu sau đây để hoạt động kho diễn ra trơn tru, hiệu quả:
- Lập sơ đồ kho, dán ngay tại cửa.
- Cập nhật ngay khi có phát sinh thay đổi.
- Ký hiệu bằng nhãn dán vị trí hàng hóa phải rõ ràng, dễ hiểu.
- Hướng dẫn và kiểm soát hoạt động xếp dỡ hàng.
- Chịu trách nhiệm về cách thức và chất lượng hàng hóa khi bốc dỡ.
- Kiểm soát hoạt động xuất nhập và chuyển dịch hàng hóa trong kho.
- Bảo quản hàng hóa tốt.
- Thu dọn và sắp xếp kho sạch sẽ, gọn gàng.
6. Phân biệt một số loại dịch vụ về kho bãi trong Logistics
Kho bãi trong logistics có rất nhiều loại khác nhau khiến việc phân biệt các loại kho này gặp nhiều khó khăn. Bạn cần phân biệt các loại kho bãi dưới đây để biết rõ chức năng của từng loại.
Cross Docking
Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng. Ý tưởng chính của kĩ thuật này là chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi – bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian. Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đôi khi chưa tới 1 giờ. Do đó nó sẽ cắt giảm được chi phí cũng như gia tăng hiệu quả khai thác hoặc nhận hàng hóa lưu trữ rồi ngay lập tức xếp lên xe tải để chở đến nơi quy định.
Kho bảo thuế
Kho bảo thuế được thành lập để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu để cung ứng cho sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế. Nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế chưa phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.
Kho ngoại quan
Là khu vực kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng (Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP).
Kho CFS
Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container.
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về dịch vụ kho bãi trong Logistics và chuỗi cung ứng nhé. Hãy liên hệ với Gulf Shipping để nhận được thông tin ưu đãi và tốt nhất.