THỦ TỤC KHAI BÁO HẢI QUAN KHI MUA HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO DOANH NGHIỆP

Khai báo hải quan khi mua hàng hóa nhập khẩu là thủ tục cần thiết để doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa của mình lưu thông trong nước. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ “quy trình” khai báo hải quan để nhanh chóng có hàng vận hành các hoạt động phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.

Mục lục

Nguyên tắc chung khi khai báo

  • Khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan;
  • Phải khai trên tờ khai đối với từng loại hình hàng hóa tương ứng;
  • Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn. Lập Bảng kê khai hóa đơn nếu lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai;
  • Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng;
  • Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật;
  • Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì việc khai hải quan đối với hàng hóa tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy.
  • Một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu;
  • Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn;
  • Trường hợp hàng hóa gửi nhầm, gửi thừa so với hợp đồng mua bán hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 20 hoặc từ chối nhận hàng theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Thông tư này;

Nhập khẩu hàng hóa

Đối tượng phải khai báo

  • Hàng hóa quá cảnh;
  • Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ khu vực theo quy định của pháp luật để làm thủ tục thông quan hàng hóa;
  • Hàng hóa chưa làm thủ tục thông quan hàng hóa được vận chuyển giữa các cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế và bưu điện quốc tế;
  • Hàng hóa vận chuyển giữa các khu chế xuất, kho ngoại quan, khu vực ưu đãi hải quan.

Hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu đồng thời với vận chuyển thì được áp dụng thủ tục khai báo kết hợp, không phải làm thủ tục vận chuyển hàng hóa.

Thủ tục khai báo

Địa điểm đăng ký tờ khai  

  • Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển;
  • Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.

Thời gian nộp tờ khai

Việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

  • Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
  • Trường hợp phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ công, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).
Quá trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

Thành phần hồ sơ

  • Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại nếu hàng dùng để: thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài; không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý);
  • Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định;
  • Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành;
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư khi nhập lô hàng đầu tiên;
  • Tờ khai trị giá: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời
  • Hợp đồng ủy thác;
  • Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Facebook
Twitter
Scroll to Top