Trong những năm gần đây mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc đang ngày càng được củng cố và thắt chặt hơn thông qua các chuyến thăm, các Hiệp định kinh tế song phương. Do được sự hỗ trợ từ chính phủ hai bên nên lượng hàng hóa xuất nhập khẩu từ Hàn Quốc – Việt Nam nói chung và bằng đường biển nói riêng ngày càng lớn và sẽ gia tăng trong tương lai. Nắm được xu thế đó, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trong vận chuyển hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam bằng đường biển.
Mục lục
1/ Vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam bằng đường biển
Do đặc điểm địa lý của cả hai quốc gia mà việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Hàn Quốc về VN khá thuận lợi và đây cũng là phương thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng chủ yếu. Hàng hóa được xếp vào container và xếp lên tàu biển sẽ được vận chuyển đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày.
2/ Các hãng tàu vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam
Chính sách kinh tế thuận lợi, và được sự hỗ trợ từ chính phủ, kéo theo các tập đoàn lớn ở Hàn Quốc đầu tư xây dựng nhà máy khá nhiều ở Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam. Điều này dẫn đến các hãng tàu chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng rất đa dạng. Một số hãng tàu lớn phải kể đến như: KMTC, HEUNG A, WANHAI, ONE, COSCO, CMA-CMG, DONGJIN, MCC, APL…
3/ Các cảng biển chính ở Hàn Quốc
- Cảng Inchoen: là cảng cảng quốc tế quan trọng bậc nhất ở Hàn Quốc. Có thể vận hành cũng lúc 45 tàu tải trọng 50000 tấn.
- Cảng Busan: là cảng lớn nhất Hàn Quốc, cảng container lớn thứ 5 trên thế giới và là cảng trung chuyển lớn nhất Đông Bắc Á. Tổng chiều dài của bến cảng là 30,709 m; bao gồm cảng Bắc Busan và cảng Busan Mới; bến cảng có thể chứa 146 tàu và xử lý 292,140 metric tấn mỗi năm, trong đó khu vực bãi hàng contanier rộng trên 3,469,000 m2; kho hàng ngoài trời rộng 261,000 m2
- Cảng Ulsan
- Cảng Gwangyang
5/ Cước vận vận tải biển từ Hàn Quốc về Việt Nam
Cước vận tải biển từ Hàn Quốc về Việt Nam phụ thuộc vào cảng đích trong vận chuyển, và chênh lệnh tùy theo mùa (cước phí cao vào các dịp lễ tết, thấp hơn vào các ngày thông thường). Các loại cước phí các bên phải thanh toán sẽ phụ thuộc vào quy tắc thương mại (Incoterm) mà người bán và người mua thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
* Cước vận tải biển tại Hàn Quốc
– Cước vận tải biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL)
– Chi phí xe tải hoặc xe container chở hàng ra cảng
– Thủ tục hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…
– Phụ phí tại cảng xuất khẩu ( nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…)
– Phụ phí hãng tàu tại Hàn Quốc thu ( THC, D/O, Seal…)
– Bảo hiểm ( Bạn có thể mua tại Việt Nam hoặc đối tác Hàn Quốc mua )
* Cước vận tải biển tại Việt Nam
– Phụ phí tại cảng Việt Nam ( nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…)
– Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu ( THC, D/O, CC)
– Mở tờ khai hải quan nhập khẩu tại Việt Nam
– Thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch
– Phí xe tải hoặc xe container chở hàng từ cảng về kho của bạn
* Cước vận tải biển Việt Nam – Hàn Quốc như liệt kê ở trên, bạn có thể đàm phán để đối tác Hàn Quốc thanh toán và thực hiện hoặc bạn chịu chi phí đó nhưng giảm giá bán hàng hóa cho bạn. Điều này phụ thuộc vào đám phán hợp đồng giữa 2 bên.