Trên thực tế, lĩnh vực hàng hải thường tiềm ẩn rất nhiều các rủi ro không đáng có như thiên tai, cháy nổ,… Và hậu quả của các rủi ro đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải. Do đó, bảo hiểm hàng hải là một biện pháp tối ưu nhất để giảm thiểu các rủi ro. Vậy thì Bảo hiểm hàng hải là gì? Hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế được quy định như thế nào?
Bảo hiểm hàng hải là gì?
Bảo hiểm hàng hóa đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc trên đường bộ liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở và tổn thất về hàng hoá. Đây là loại bảo hiểm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn do có nhiều lợi ích từ bảo hiểm hàng hải đem lại.
Vận tải bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất do thiên tai hay do các tai nạn xảy đến bất ngờ như đâm, va, cháy nổ, mất cắp,… mà nó vượt quá tầm kiểm soát của con người. Theo như hợp đồng vận tải thì người chuyên chở chỉ sẽ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá trong phạm vi giới hạn nhất định. Ngoài ra, còn rất nhiều các hãng tàu họ sẽ loại trừ ra một số những rủi ro để họ không phải chịu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tế cũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho phía chuyên chở. Vì vậy mà các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
⇥Xem thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá
Khi muốn được hưởng các chế độ của bảo hiểm hàng hải thì cần phải làm hợp đồng bảo hiểm hàng hải để tránh các tổn thất không đáng có trong quá trình vận chuyển. Theo Bộ luật hàng hải 2018, quy định một hợp đồng hàng hải:
- Hợp đồng hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được hưởng bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thoả thuận và người bên bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển.
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản. Ngoài ra bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên và cùng nhau ký kết xác lập quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ khi các bên tham gia hợp đồng. Cũng theo đó mà Hợp đồng bảo hiểm hàng hải người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng theo định của pháp luật và được lập thành văn bản dưới sự xác nhận của các bên tham gia quan hệ pháp luật này.
Nguyên tắc của bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm hàng hải hay bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển cần phải tuân thủ theo 5 quy tắc sau đây:
- Nguyên tắc thứ nhất: Quyền lợi có thể bảo hiểm
Doanh nghiệp có quyền được bảo hiểm khi hàng hoá được đặt trong tình thế chịu hiểm hoạ hàng hải và doanh nghiệp đó phải có quan hệ pháp lý với hàng hoá. Thì khi đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nếu hàng hoá đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.
- Nguyên tắc thứ 2: Trung thực tuyệt đối
Là một đặc trưng của hợp đồng hàng hải, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển phải được giao kết trên cơ sở trung thực tuyệt đối. Doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ và chính xác mọi thông tin cần thiết cho bên mua bảo hiểm.
- Nguyên tắc thứ 3: Bồi thường
Về nguyên tắc thì số tiền bồi thường tối đa mà người bảo hiểm nhận trong mọi trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà người đó gặp phải trong quy định của bảo hiểm.
- Nguyên tắc thứ 4: Thế quyền
Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả.
- Nguyên tắc thứ 5: Bảo hiểm rủi ro
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả doanh nghiệp mua bảo hiểm và bên bảo hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có thể xảy ra hay không, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hoá được giao kết mà người bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hoá thì bảo hiểm sẽ trở nên vô hiệu.
Nói tóm lại, bảo hiểm hàng hải ra đời là do sự tồn tại khách quan của các rủi ro và các rủi ro đó sẽ được chính là sự trang trải những tổn thất của những người được bảo hiểm gặp rủi ro cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu thông qua phí bảo hiểm. Người bảo hiểm là người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này cho tất cả những người tham gia bảo hiểm.