Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, mạng lưới vận tải biển đã phải chịu sức ép lớn, đã gây ra tình trạng thiếu tàu container và tắc nghẽn tại các cảng ở châu Á, châu Âu cũng như Bắc Mỹ. Vào thời điểm chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao, khiến chi phí vận chuyển hàng hóa leo thang lên mức kỷ lục.
Mục lục
Vận tải biển chịu nhiều áp lực
Việc đóng cửa nhà máy, hạn chế công nhân và các mức độ phong tỏa khác nhau đã khiến hoạt động sản xuất và phân phối các loại hàng hóa bị giảm sút, trong khi nhu cầu thiết bị và hàng hóa vật tư y tế gia tăng. Nhìn chung, hoạt động vận tải biển toàn cầu giảm khoảng 10% trong năm 2020.
Các tuyến đường thương mại bắt nguồn từ Trung Quốc, chiếm khoảng 16% tổng khối lượng thương mại toàn cầu, đã bị thách thức nghiêm trọng. Đầu năm 2020, Trung Quốc bắt đầu giảm hoạt động ngoại thương.
Tuy nhiên, sau khi kiểm soát được đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu thiết bị y tế cũng như các hàng hóa khác. Tăng trưởng xuất khẩu vẫn tiếp tục diễn ra, nhu cầu nhập khẩu của các nước lớn, nhưng khó tìm kiếm container nhằm duy trì dòng chảy hàng hóa.
Việc Trung Quốc dừng tất cả các dịch vụ tại cảng Ninh Ba- Chu San ở phía Đông nước này hồi tháng Tám sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 tại đây đã kéo dài thêm tình trạng tồn đọng hàng hóa vốn đã trở nên rất căng thẳng. Các hãng tàu quốc tế lớn, bao gồm Maersk, Hapag-Lloyd và CMA CGM đã điều chỉnh lịch trình để tránh cảng này và đưa ra lời cảnh báo khách hàng về sự chậm trễ.
Việc đóng cửa một phần cảng container nhộn nhịp thứ ba trên thế giới đã gián đoạn các cảng khác ở Trung Quốc. Tình trạng đó khiến chuỗi cung ứng càng căng thẳng hơn sau việc đóng cửa hồi tháng 6/2021 của cảng Diêm Điềm.
Để ứng phó với dịch bệnh, các quốc gia; trong đó có Việt Nam đã phải tiến hành giãn cách xã hội. Các biện pháp này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thương, thông quan… làm cho tình trạng hàng hóa muốn xuất hay nhập về đều rất khó khăn do thiếu container rỗng, cước phí vận tải biển tăng cao để bù đắp cho khoản chi phí phát sinh trước đó khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khó càng thêm khó. Cụ thể tại Việt Nam giá cước container bằng đường biển đã tăng liên tục từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt là giá vận chuyển container lạnh từ Việt Nam đi Mỹ. Cùng với đó là sự thiếu hụt container rỗng phục vụ cho hàng hóa xuất khẩu. Việc tồn đọng hàng hóa tại các cảng sẽ ảnh hưởng đến các kho hàng vốn đã chật cứng, đồng thời ảnh hưởng tới năng lực vận chuyển của đường bộ và đường sắt. \
↦Tham khảo thêm: Dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh an toàn, giá rẻ
Những giải pháp ứng phó
Thời gian chờ vận chuyển lâu hơn sẽ làm tăng chi phí vận chuyển. Chi phí này sẽ khiến giá hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Một biện pháp để khắc phục vấn đề vận chuyển hàng hóa đơn giản là tăng số lượng các container và tàu chở hàng, các công ty vận tải biển đã điều chuyển container từ các tuyến thương mại ít sinh lời hơn để ưu tiên các tuyến có lợi nhuận cao hơn.
Khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều hãng tàu lớn đã hủy một số tuyến vận chuyển, khiến các container rỗng không được luân chuyển trở lại trước khi hoạt động xuất khẩu phục hồi. Tình trạng dư container rỗng đã kéo dài khi các biện pháp hạn chế tiếp tục làm gián đoạn hoạt động tại các cảng và kho chứa, giữa lúc chi phí vận chuyển tiếp tục tăng cao. Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đang áp dụng các biện pháp quyết liệt để đáp ứng nhu cầu như thay đổi nơi sản xuất sản phẩm và vận chuyển hàng hóa bằng máy bay thay vì tàu biển.
↦Tham khảo thêm: Vận chuyển bằng đường biển là gì? Tìm hiểu các loại hàng hóa được vận chuyển
Vận tải biển tăng trưởng ấn tượng
Mặc dù chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam đạt mức tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu…
Từ những kết quả đã làm được, giai đoạn tới đây, ngân sách Nhà nước tiếp tục được xác định sử dụng bảo đảm một phần đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ