Phục hồi sản xuất trở lại trơn tru sau dịch COVID-19 luôn là nỗi lo lắng của các doanh nghiệp, đặc biệt với khối dệt may, da giày khi hoạt động sản xuất phụ thuộc vào hàng trăm nghìn lao động. Giải pháp phục hồi sau liều “thuốc kháng sinh” giãn cách xã hội chính là việc các doanh nghiệp cần giữ chân người lao động, quan tâm đến những người đã và đang gắn bó và trên hết là thuyết phục người lao động trở lại với công việc. Cùng GULF SHIPPING cùng nhìn lại những gì mà xuất khẩu hàng dệt may đã đạt được trong năm vừa qua nhé
Thông tin tổng quan về ngành dệt may
Ngành dệt may được xếp vào nhóm ngành hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu, nhạy cảm với chu kỳ kinh tế.
Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu/ nhập khẩu dệt may toàn cầu tăng vượt nhẹ thời kỳ trước dịch (2017-2019) bất chấp ảnh hưởng của đại dịch suốt nửa đầu năm 2020 và chớm phục hồi vào nửa cuối năm 2020.
Covid-19 đã tác động trái chiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu mảng dệt và mảng may toàn cầu. Do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bảo hộ cá nhân như khẩu trang tăng lên, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi đạt 353 tỷ USD, tăng 16,1% so với 2019. Trong khi đó, do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa giãn cách chống dịch trên toàn thế giới, cùng với chính sách thắt chặt chi tiêu, tình hình xuất khẩu hàng may mặc kém khả quan hơn khi xuất khẩu toàn cầu cả năm 2020 đạt 448 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ, nhiều hơn mức -3,59% của GDP thế giới
Kim ngạch XNK tập trung vào 10 khu vực/quốc gia trọng điểm. Trong đó, Trung Quốc, EU, Ấn Độ là nhà xuất khẩu lớn nhất với 65,8% sản lượng và 66,9% giá trị. Về phía nhập khẩu, EU và Mỹ là khu vực/quốc gia nhập khẩu lớn nhất.
Gần đây, Trung Quốc và Việt Nam chứng kiến sự gia tăng lớn trong xuất khẩu xơ, sợi, vải đạt lần lượt 154,1 tỷ USD và 10 tỷ USD*, tăng 28,9% và 10,7% so với 2019. Việt Nam lần đầu tiên vượt Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu xơ, sợi lớn thứ 6 trên thế giới.
Trong xu hướng sự dịch chuyển các đơn hàng rời khỏi Trung Quốc, Việt Nam trở thành nước được hưởng lợi, theo đó lượng nhập khẩu xơ sợi tăng mạnh, đạt 16 tỷ USD để đáp ứng các đơn hàng thiết bị bảo vệ cá nhân cho EU và Mỹ, vượt qua Trung Quốc kể từ năm 2019. Nhờ khả năng chống dịch giai đoạn này tốt hơn các nước xuất khẩu xơ, sợi khác, Việt Nam trở thành điểm sáng giữa các quốc gia đang phát triển khác đang vật lộn vì dịch bệnh, chứng kiến sự giảm mạnh trong nhập khẩu xơ, sợi như Bangladesh, Indonesia,…
➤Xem thêm: Vận chuyển container quốc tế – chủ doanh nghiệp nên biết
Các hiệp định kinh tế Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua
RCEP: HĐ thương mại lớn nhất TG gồm 15 quốc gia – bao gồm các nước SX dệt may quan trọng như Trung Quốc, VN, Campuchia và Myanmar (không có Bangladesh).
HĐ được ký vào 15/11/2020. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia một hiệp ước thương mại đa phương.15 nước chiếm 50% giá trị XK hàng dệt may và chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch NK dệt may thế giới.
RCEP chiếm tỷ trọng 60% tại Mỹ và 32% tại EU tính theo giá trị NK may mặc.
Quy tắc xuất xứ: sợi & vải từ bất cứ đâu và thành phẩm may mặc vẫn đủ điều kiện thì sẽ được miễn Thuế.
Hiệp định EVFTA: chính thức ký vào 29/12/2020 và có hiệu lực từ 01/05/2021. HĐ giúp VN và Vương quốc Anh & Bắc Ireland duy trì các điều kiện thương mại ưu đãi và
lợi ích kinh tế thông qua cam kết mở cửa thị trường đã có trong EVFTA. Tại Anh, VN chỉ chiếm tỷ trọng ~2,5%, Anh nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc (tỷ trọng 21%) và Bangladesh (tỷ trọng 15%).
Giá trị xuất khẩu may mặc sang UK chiếm chỉ gần 2% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Lũy kế 6T.2021, giá trị này đạt 272 triệu USD, tăng 8%.
➤Xem thêm: Vận chuyển bằng đường biển – Những quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Chúng ta có thể thấy rằng bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Vì thế nếu doanh nghiệp bạn cần tư vấn hay giải đáp thắc mắc về xuất nhập khẩu hàng dệt may, liên hệ ngay với GULF SHIPPING để được giải đáp thắc mắc nhé.
Address: 6th Floor, 88-90 Luong Dinh Cua Street, An Khanh Ward, District 2, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Phone: +84 932 094 229
Email: info@gulfshipping.com.vn
Website: gulfshipping.com.vn