Trong quy trình xuất nhập khẩu, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau được sử dụng giữa bên mua và bên bán, trong đó thư tín dụng L/C là một trong những hình thức thanh toán quốc tế an toàn và phổ biến nhất. Cụ thể thì L/C trong xuất nhập khẩu là gì và phương thức thanh toán này có ý nghĩa gì lại khiến nó lại trở thành phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất. Hãy cùng Gulf Shipping tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
L/C là gì?
L/C (Letter of Credit) hay được gọi là thư tín dụng – một loại thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu. Khi mà người nhập khẩu cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian quy định nếu như mà người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ đúng theo quy định. Nói một cách dễ hiểu thì L/C trong xuất nhập khẩu nó là một lá thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu.
Các bên tham gia trong L/C
Người mở thư tín dụng (Applicant): người xin mở L/C sẽ là người mua hàng hay người nhập khẩu hàng hoá hoặc là người mua uỷ thác cho một nhà nhập khẩu khác.
Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): hay được gọi là ngân hàng phát hành, là ngân hàng đại diện bên phía người mua (người nhập khẩu) cấp tín dụng cho người mua.
Người thụ hưởng (Beneficiary): người hưởng lợi ở đây là người bán (người xuất khẩu) hay các chủ thể khác được người hưởng chỉ định.
Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng đại diện cho người bán (người xuất khẩu) được hưởng lợi thư tín dụng.
Xem thêm: Dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh an toàn, giá rẻ
Các loại L/C phổ biến hiện nay
Thông thường sẽ có 4 loại L/C phổ biến, đó là:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì việc bổ sung, sửa chữa hoặc hủy bỏ có thể được tiến hành đơn phương.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): ngược lại với Revocable L/C thì đây là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoả thuận của các bên có liên quan. Đây là loại thư tín dụng được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C): loại thư tín dụng này không thể huỷ bỏ, nó được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay chỉ trả một phần của thư tín dụng cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C
- Đây là một cam kết để trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
- Do một người phát hành và người phát hành này phải là Ngân hàng thương mại, nhưng lại có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi.
- Căn cứ để trả tiền trong L/C thương mại là các chứng từ có ghi trong L/C.
- Đây là phương thức thanh toán đáp ứng được những yêu cầu trong thương mại quốc tế nên được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lựa chọn sử dụng.
- Trong phương thức thanh toán bằng L/C thì luôn có sự hiện diện của ngân hàng đại diện của 2 bên cùng các yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, từ đó sẽ làm cho các lợi ích giữa các bên tham gia được ngang bằng nhau.
- Giúp loại bỏ những rào cản về niềm tin do các bên có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Xem thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói và các loại chi phí
Rủi ro trong phương thức thanh toán bằng L/C
Mặc dù được coi là phương thức thanh toán an toàn và được sử dụng phổ biến nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, vì thanh toán L/C chỉ dựa trên chứng từ nên cũng tồn tại một số rủi ro sau:
Rủi ro đối với người nhập khẩu
- Bên phía người thụ hưởng không giao hàng và chứng từ bị giả mạo.
- Người thụ hưởng giao hàng thiếu hoặc giao không đúng chất lượng như đã thoả thuận
- Hàng hoá giao trễ
- Rủi ro về mức tỷ giá khi áp dụng tại thời điểm thanh toán
- Rủi ro bên ngân hàng bị phá sản nên không thể lấy ký quỹ
Rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C
- Rủi ro về tín dụng: ngân hàng có thể ứng trước một khoản tiền nhưng có khả năng sẽ không thu hồi được do người nhập khẩu bị phá sản và không còn khả năng thanh toán.
- Rủi ro về lỗi chứng từ: bộ chứng từ còn một số sai sót nhưng bên ngân hàng không phát hiện và tiếp tục tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu.
- Rủi ro về bộ chứng từ thanh toán L/C: ngân hàng cho rằng bộ chứng từ có lỗi nên không tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng sẽ bị phía nhà xuất khẩu kiện lại.
- Quá thời hạn quyền từ chối: ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nhưng lại quá thời hạn quy định và không còn quyền từ chối nữa và phải thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C mà Gulf Shipping muốn đem đến cho bạn.
Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào hay bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển uy tín chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Gulf Shipping tại:
- Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM
- Điện thoại: +84 932 094 229
- Email: info@gulfshipping.com.vn
- Website: gulfshipping.com.vn