Khi nói đến lĩnh vực kinh doanh thương mại phải nói đến vận tải, thương mại có nghĩa là hàng hóa sẽ được chuyển đổi quyền chủ sở hữu và vận tải là một khâu giúp cho quá trình chuyển đổi quyền sở hữu đó được thay đổi vị trí. Nghe có vẻ khá phức tạp, nếu xét theo quan điểm về logistics thì hoạt động vận chuyển hàng hoá là sự di chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải nhằm đáp ứng các nhu cầu của quá trình mua và bán trong sản xuất kinh doanh. Bài viết dưới đây Gulf Shipping sẽ cung cấp thêm các khái niệm về hoạt động vận chuyển hàng hoá.
Mục lục
Khái niệm, vai trò và vị trí của vận chuyển
Vận chuyển là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm chuyển tải hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trên khắp thế giới bằng các phương tiện vận tải. Hoạt động vận chuyển này được ví như một cầu nối liên kết giữa các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Quá trình vận chuyển giúp cung cấp các nguyên liệu đầu vào, các thành phẩm đầu ra cho khách hàng với đúng thời gian, địa điểm, đảm bảo được an toàn hàng hoá theo như thỏa thuận.
Vận chuyển là một trong những nội dung trọng tâm của một hệ thống logistics trong doanh nghiệp, có tác động trực tiếp và dài hạn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hoá
Vận chuyển hàng hoá là sản phẩm dịch vụ nên khác với sản phẩm vật chất khác, vận
chuyển hàng hoá có các đặc điểm nổi bật như tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và tính không lưu giữ được.
- Tính vô hình không thể thấy vì nó không hiện hữu trước khi mua nó và người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá sẽ không thể biết trước được là lô hàng đó có được vận chuyển đúng theo lịch trình, có đảm bảo được an toàn và đúng nơi nhận hay không mãi cho tới khi nhận được hàng.
- Tính không ổn định có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây ra, những yếu tố không kiểm soát được như yếu tố giao thông, tình hình thời tiết, chất lượng phương tiện, kho bãi,… sẽ gây tác động không nhỏ đến tính ổn định của dịch vụ vận chuyển.
- Tính không lưu kho được vào mùa cao điểm, vào thời kì này các đơn vị vận chuyển cần huy động một nguồn lớn các phương tiện vận chuyển để có thể đáp ứng được nhu cầu cầu vận chuyển để đảm bảo phục vụ. Và đến khi nhu cầu vận chuyển xuống thấp thì các đơn vị vận tải phải tốn các chi phí về bảo dưỡng, tu sửa, khấu hao tài sản,…
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa đường biển là gì? Nguyên tắc của bảo hiểm hàng hoá
Các thành phần tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng hoá
Người gửi hàng (chủ hàng): là người yêu cầu vận chuyển hàng hoá đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian đã thoả thuận. Mục tiêu của người gửi hàng là sử dụng dịch vụ vận chuyển sao cho có thể tối thiểu hóa tổng chi phí logistics (gồm chi phí vận chuyển, dự trữ, thông tin, và mạng lưới) trong khi đáp ứng tốt mức dịch vụ khách hàng yêu cầu.
Người nhận hàng: là người yêu cầu được chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thỏa thuận theo đơn đặt hàng đã thông báo với người gửi. Người nhận hàng quan tâm tới chất lượng dịch vụ trong mối tương quan với giá cả.
Đơn vị vận tải: là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải (container, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ,…). Mức độ cạnh tranh trên thị trường vận dịch vụ vận tải sẽ quyết định giá cả, tính đa dạng và chất lượng dịch vụ của từng loại hình vận chuyển hàng hoá.
Xem thêm: Quy trình vận chuyển hàng hoá sang Nhật Bản
Phân loại vận chuyển
Vận chuyển đường sắt (Railway): có chi phí cao, kém linh hoạt, khối lượng vận chuyển nhiều với cự ly dài. Mặt hạn chế của vận chuyển đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hoả chỉ có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia (terminal-to-terminal), chứ không thể đến một địa điểm bất kì (point-to-point) theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu hỏa thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm và thường được phối hợp sử dụng với các phương tiện khác.
Vận chuyển đường thủy (Waterway): Đường thuỷ (tàu thuỷ và thiết bị trên tàu) có chi phí nằm ở mức thấp, có thể là thấp nhất trong các loại hình vận chuyển (1/6 so với vận tải hàng không; 1/3 so với đường sắt;1/2 so với đường bộ).
Vận chuyển đường bộ (Motorway): với mức chi phí trung bình, có tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể đến được mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt. Bởi vậy đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình và ngắn.
Đường hàng không (Airway): Đường hàng không có chi phí cao, tuy nhiên có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng hoá tốt, nhưng vì chi phí rất cao, nên thƣờng chỉ thích hợp với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp. Bên cạnh cước vận tải cao, hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.
Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào hay bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển uy tín chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Gulf Shipping tại:
- Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM
- Điện thoại: +84 932 094 229
- Email: info@gulfshipping.com.vn
- Website: gulfshipping.com.vn