phụ phí cước biển

Phụ phí cước biển ( Ocean freight surcharges)

Hoạt động vận chuyển hàng hóa (logistics) bằng đường tàu biển ngày càng phát triển. Các hãng tàu vận tải luôn phải hoạt động xuyên suốt để đáp ứng vận chuyển hàng hóa nhất là khi vào những dịp cuối năm, cận Tết. Việc các hãng tàu vận chuyển hàng hóa thì người thuê vận chuyển phải trả một khoản chi phí nhất định. Bên cạnh những cước phí bắt buộc một số hoạt động vận tải biển còn phải trả thêm một số phụ phí cước biển. Cùng GULF SHIPPING đi tìm hiểu những thông tin về loại chi phí này nhé.

Phụ phí cước biển là gì

phụ phí cước biển là gì

Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội.

Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh…).

Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng.

Khi tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng sẽ đi qua.

Với chủ hàng lần đầu nhập khẩu về Việt Nam thì nhiều khi không biết.

Nhiều khách hàng nhập khẩu hàng về Việt Nam theo điều kiện CIF hay CNF, không tính tới phụ phí tại cảng Việt Nam. Đến khi biết phải thanh toán local charges cho hãng tàu mới lấy được lệnh giao hàng, thì mới ngơ ngác vì không hiểu. Có trường hợp còn tá hỏa lên nói sao bên người bán trả hết phí vận chuyển chặng đường biển rồi, giờ hãng tàu lại thu thêm? Lúc đó lời giải thích rằng đó là phí hãng tàu thu, không liên quan gì đến dịch vụ thủ tục hải quan và vận chuyển đường bộ. Và chủ hàng cũng không còn lựa chọn, phải thanh toán cho hãng tàu thôi.

➤Xem thêm: dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh an toàn, giá rẻ

Phụ phí cước biển – những khoản phổ biến

những khoản chính

Trong phần tiếp theo, GULF sẽ liệt kê các phụ phí thường gặp trong vận tải container bằng đường biển để bạn tiện tra cứu và tham khảo.

BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)… 

CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu của chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (reposition) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu…. 

COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama

PCS (Port Congestion Surcharge)

Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm

Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez

THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC… >>> Xem chi tiết

WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh

Phụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…

➤Xem thêm: dịch vụ hải quan trọn gói và các loại chi phí

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về phụ phí cước biển hay có nhu cầu book tàu biển để xuất khẩu hàng hóa. Lên hệ ngay với GULF SHIPPING

Address: 6th Floor, 88-90 Luong Dinh Cua Street, An Khanh Ward, District 2, Ho Chi Minh City, Viet Nam

Scroll to Top