Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu một mặt hàng nào đó sang thị trường khác thì tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện.

Tờ khai hải quan là gì? Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là gì? Đây là một loại chứng từ khá quen thuộc và cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Bất kỳ một loại hàng hoá nào khi vận chuyển đi xuất khẩu đều phải truyền tờ khai hải quan để có được tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan. Ngay sau đây, cùng Gulf Shipping tìm hiểu chi tiết về tờ khai hải quan trong xuất nhập khẩu và Gulf Shipping cũng sẽ hướng dẫn bạn cách ghi tiêu thức trên loại tờ khai này

Mục lục

Tờ khai hải quan là gì?

tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan (Customs Declaration) là một văn bản mà ở đó chủ hàng (là người xuất khẩu hay nhập khẩu) hoặc chủ của phương tiện phải kê khai đầy đủ các thông tin chi tiết về lô hàng cho bên lực lượng kiểm soát khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu vào lãnh thổ của một quốc gia.

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu một mặt hàng nào đó sang thị trường khác thì tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ đều phải dừng lại. 

Sau khi truyền tờ khai hải quan, Hải quan sẽ trả lại kết quả phân luồng, khi đó doanh nghiệp sẽ in tờ khai này ra và kèm theo bộ chứng từ làm thủ tục hải quan để tiến hành làm thủ tục để hàng hoá được thông quan.

Xem thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói và các loại chi phí

Phân luồng tờ khai hải quan

  • Luồng xanh: nếu được vào tờ khai luồng xanh thì có nghĩa là các doanh nghiệp đã chấp hành tốt các quy định của Pháp luật về hải quan, được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hoá.
  • Luồng vàng: theo quy định thì Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hoá. Miễn kiểm tra hàng hoá thực tế là đối với các hàng hoá xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc thiết bị thuộc diện miễn thuế, hàng hoá từ nước ngoài đưa vào các khu thương mại tự do, các hàng hoá thuộc trường hợp đặc biệt do Chính phủ quyết định.
  • Luồng đỏ: ở phân luồng này, Hải quan sẽ kiểm tra chi tiết về hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết cả hàng hoá với mức độ kiểm tra thực tế lô hàng. Kiểm tra thực tế này được thực hiện nhằm để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng. Nếu không có sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì sẽ lại tiếp tục kiểm tra cho đến khi nào xác định được mức độ vi phạm.

Nội dung cơ bản trên một Tờ khai hải quan

  • Phần 1: Số tờ khai, Mã phân loại kiểm tra, Mã loại hình, Mã chi cục, Ngày đăng ký tờ khai.
  • Phần 2: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Phần 3: Các thông tin chi tiết về lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
  • Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
  • Phần 5: Thuế và sắt thuế (phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn).
  • Phần 6: Phần dành cho hệ thống hải quan trả về
  • Phần 7: Phần ghi chú về tờ khai hải quan
  • Phần 8: Danh mục hàng hóa

Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên một Tờ khai hải quan

tờ khai hải quan

Phần thông tin đầu tờ khai

tờ khai hải quan - phần đầu

  •  Ghi tên Cục hải quan, thành phố, tên Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan.
  • Số tờ khai: ghi theo số thứ tự của số đăng ký tờ khai theo từng ngày. Cách ghi như sau: Số tờ khai/NK/Loại hình/Đơn vị làm thủ tục.
  • Ghi ngày đăng ký, số lượng phụ lục tờ khai đi kèm.
  • Công chức đăng ký tờ khai là công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận, đăng ký tờ khai ký, ghi rõ họ tên.

Phần giữa tờ khai – phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế

tờ khai hải quan

  • Ghi đầy đủ các thông tin liên lạc, mã số thuế của bên xuất khẩu, nhập khẩu và người uỷ thác, đại lý làm thủ tục hải quan.
  • Loại hình: ghi theo ký hiệu “KD” chỉ Kinh doanh, Đầu tư “ĐT”, Gia công “GC”, Sản xuất xuất khẩu “SXXK”, “NTX” chỉ tạm nhập – tái xuất, “TN” chỉ tái nhập.
  • Nước xuất khẩu: áp dụng mã nước cấp ISO trong tiêu thức này.
  • Điều kiện giao hàng: ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. (Ví dụ: CIF Hải Phòng, FOB Tokyo)
  • Đồng tiền thanh toán: cũng theo như thoả thuận trong hợp đồng thương mại, kèm theo là ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế.
  • Tên hàng quy cách phẩm chất

Đối với lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì trên tờ khai hải quan ghi “Theo phụ lục tờ khai” và trên  phục lục tờ khai đó phải được ghi rõ tên và quy cách phẩm chất từng mặt hàng.

Trong trường hợp lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô lại có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng thì doanh nghiệp nên ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết không phải khai vào phụ lục.

  • Mã số hàng hoá được ghi theo danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Thuế nhập khẩu

Trị giá tính thuế: ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.

Thuế suất: ghi mức thuế ứng với mã số đã xác định theo biểu thuế nhập khẩu.

Tiền thuế: ghi số thuế nhập khẩu phải nộp đối với từng mặt hàng theo công thức: “Trị giá tính thuế” x “Thuế suất (%)” của từng mặt hàng.

Phần cuối cùng của tờ khai hải quan dành cho kiểm tra của hải quan về kiểm tra hàng hoá, kiểm tra thuế.

tờ khai hải quan

Xem thêm: Các bước khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Tờ khai hải quan, nếu bạn còn có thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với Gulf Shipping sẽ tư vấn hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tại: 

  • Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM
  • Điện thoại: +84 932 094 229
  • Email: info@gulfshipping.com.vn
  • Website: gulfshipping.com.vn
Scroll to Top