Trọng tải toàn phần (Deadweight) là gì? Điều kiện về kinh doanh vận tải biển bao gồm những gì?

Trọng tải toàn phần (Deadweight) là trọng tải của tàu bao gồm trọng lượng hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt,… mà tàu có thể chở đến một mức nước chuyên chở nào đó, thường là mức nước chuyên chở trong mùa hè. GULF SHIPPING sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về vấn đề này

  • Khái niệm về Deadweight

khái niệm trọng tải toàn phần

Trọng tải toàn phần hay ngắn gọn là trọng tải (tiếng Anh: deadweight tonnage, viết tắt DW hoặc DWT) là đơn vị đo tổng năng lực vận tải an toàn của một tàu thủy tính bằng tấn chiều dài, không phải là trọng lượng của tàu và cũng không phải là trọng lượng của tàu khi chở theo bất kỳ khối lượng hàng nào. DWT là tổng khối lượng của hàng hóa, nhiên liệu, nước sạch, nước dằn, vật phẩm tiếp tế, hành khách, và thủy thủ đoàn.

Xem thêm:

  • Sự khác nhau cần làm rõ giữa Deadweight và Gross tonnage

Đây là hai khái niệm đo lường khác nhau cho một con tàu, không ít bạn đồng nghiệp, nhất là đồng nghiệp mới vào nghề, không phân biệt rõ ràng và đôi khi nhầm lẫn.

Trọng tải toàn phần ( Deadweight – DWT)

Là tổng trọng tải – DWT ( Deadweight Capacity) của tàu đơn vị là “tấn”, chỉ ra khối lượng hàng hóa mà con tàu có thể chuyên chở an toàn, trong đó bao gồm khối lượng hàng hóa trên tàu, thuyền viên, kho tàng, nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn v.v ….Nếu tổng trọng tải vượt qua DWT mà nhà đóng tàu chứng nhận thì con tàu ở trong tình trạng nguy hiểm có thể bị chìm hoặc hư hỏng do vượt tải. Có thể viết công thức khái quát như sau:

DWT = (Lượng chiếm nước đầy tải) – (Khối lượng tàu không)

– Dung tích của tàu được chia lảm 3 loại gồm: TỔNG DUNG TÍCH GT (GROSS TONNAGE), DUNG TÍCH TỊNH NT (NET TONNAGE) VÀ DUNG TÍCH KÊNH ĐÀO.

Để giản đơn và cải tiến phương pháp đo lường dung tích của tàu, đáp ứng sự phát triển của ngành đóng tàu. Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO đã thông qua “Công ước đo lường dung tích tàu thuyền quốc tế năm 1969 (International Convention on Tonnage Measurement of Ships 1969). Công ước này đã có hiệu lực đầy đủ vào năm 1974. Xin nhắc lại rằng đã từ lâu không còn khái niệm một đơn vị ‘tấn dung tích’ bằng 2,83 mét khối, tương đương 100 feet khối như trước khi có Công ước này quy định. Chữ ‘tonnage’ ở đây không liên quan gì đến ‘tấn’ biểu thị trọng lượng cả.

Theo công ước nói trên, tùy phạm vi ứng dụng, dung tích đăng ký của tàu được chia làm 3 loại như sau:

Tổng dung tích GT (Gross tonnage):

tổng dung tích

– Công thức tính GT: Tổng dung tích GT (Gross Tonnage) của tàu là dung tích tính dựa trên tòan bộ thể tích bên trong con tàu bao gồm cả phòng sinh hoạt cho thuyền viên, không gian cho buồng máy, trang thiết bị hàng hải … (Còn NT là dung tích các không gian kín để chứa hàng hóa). GT được tính toán trên cơ sở coi nó là “hàm số ánh xạ một-một” (one-to-one function) của dung tích. GT có hai biến số K và V.

GT = KV

Trong đó,

V – Thể tích khép kín (enclosed space) bên trong tàu (m3)

K– Là số nhân phụ thuộc thể tích khép kín V bên trong tàu.

➤Xem thêm: Vận chuyển hàng khô bằng đường biển tại Việt Nam

Trên đây GULF SHIPPING cung cấp những thông tin về trọng tải toàn phần. Bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến logistics, vận tải biển. Liên hệ ngay với chúng tôi

Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM

Điện thoại: +84 932 094 229

Email: info@gulfshipping.com.vn

Website: gulfshipping.com.vn

 

Scroll to Top