Các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu hàng hóa đi thị trường nước ngoài không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo được hàng hóa của mình không gặp các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Rủi ro thường gặp như là rủi ro trong quá trình vận chuyển, về trách nhiệm của người vận chuyển, rủi ro về trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quá trình giao thương với đối tác, rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra còn bao gồm cả những thiệt hại không lường trước được như: thiên tai, tai nạn bất ngờ, trách nhiệm pháp lý, pháp luật nước sở tại,.. Điều này đã đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển, kinh doanh. Vậy làm sao để có thể giải quyết các vấn đề nan giải này để hạn chế được tối đa các rủi ro và tổn thất trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Thì bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chính là giải pháp. Bảo hiểm hàng hóa là gì? Quy trình mua bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu ra sao? Hãy cùng Gulf Shipping tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mục lục
Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết giữa bên mua và bên bán bảo hiểm. Dựa trên đó, bên bán bảo hiểm sẽ bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu quá trình vận chuyển hàng hóa gặp tổn thất, hay hư hỏng do các rủi ro gây ra. Và các rủi ro đó sẽ được bồi thường phải thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm mà cả hai bên đã ký kết.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Cũng như bảo hiểm hàng hóa thì bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ là sự cam kết bồi thường đối với các hàng hóa đi xuất hay nhập khẩu gặp thiên tai, rủi ro trong quá trình vận chuyển của đơn vị bảo hiểm cho doanh nghiệp đã mua bảo hiểm.
Trên thực tế thì bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ có thể giúp giảm thiểu các tổn thất khi có rủi ro xảy ra chứ không thể nào ngăn chặn được các rủi ro. Có nghĩa là khi xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp sẽ được bên bán bảo hiểm bồi thường cho một khoản cụ thể dựa trên hợp đồng, và nếu không có bảo hiểm thì tổn thất xảy ra doanh nghiệp phải tự gánh chịu.
Các loại bảo hiểm xuất nhập khẩu
Vì hàng hoá có rất nhiều hình thức để vận chuyển khác nhau nên được phân thành nhiều loại, cụ thể:
- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển.
- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ.
- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.
- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường thuỷ.
Đây là 4 loại bảo hiểm được sử dụng phổ biến trong quá trình xuất hàng hoá từ Việt Nam ra thị trường nước ngoài và ngược lại. Mỗi loại bảo hiểm cho mỗi hình thức vận chuyển khác nhau sẽ đều có ưu và nhược điểm nhất định. Cần căn cứ vào nhu cầu, hình thức vận chuyển là mặt hàng để lựa chọn loại bảo hiểm cho phù hợp.
Các loại rủi ro trong bảo hiểm xuất nhập khẩu
Rủi ro thông thường: rủi ro chính và rủi ro phụ
- Rủi ro chính: là những rủi ro có mức thường xuyên và sẽ được bảo hiểm trong mọi điều kiện như là:
- Rủi ro chìm tàu: rủi ro này đem lại hậu quả là quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn và hàng hoá bị hư hại hết.
- Rủi ro cháy: cháy nổ do kỹ thuật hay do hàng hoá trên tàu bốc cháy, tuy nhiên bảo hiểm sẽ bồi thường cho trường hợp cháy do nguyên nhân khách quan.
- Rủi ro mắc cạn: khi tàu vô tình đi vào nơi có mức nước cạn, bị cản bởi chướng ngại vật.
- Rủi ro phụ: là những rủi ro ít có khả năng xảy ra như là hàng hoá bị hỏng hóc, rách, ẩm mốc, cong vênh,… chỉ được bảo hiểm trong những trường hợp mở rộng.
Rủi ro phải bảo hiểm riêng
Là những rủi ro mà được người mua bảo hiểm mua ngoài các điều kiện tiêu chuẩn nhằm đảm bảo hàng hoá của mình được an toàn tuyệt đối như: rủi ro đình công, rủi ro chiến tranh,…
Rủi ro loại trừ
Là các loại rủi ro không được bảo hiểm trong các trường hợp:
- Rò rỉ, hao hụt về trọng lượng, khối lượng hoặc do hao mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí cho nguyên nhân chậm trễ dù là do rủi ro được bảo hiểm gây nên.
- Mất mát, hư hỏng do bản chất hàng hoá, ví dụ như hàng hoá bị côn trùng, vi khuẩn, sinh vật,… dẫn tới hỏng hóc, mối mọt,…
- Do sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào dùng đến năng lượng hạt nhân gây mất mát, hư hỏng.
- Cố ý hoặc tự phá hoại do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào dẫn đến thiệt hại.
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa đường biển là gì? Nguyên tắc của bảo hiểm hàng hoá