Định nghĩa về xuất khẩu gián tiếp-Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu này
Do xu thế toàn cầu hóa, các hình thức nhập khẩu/ xuất khẩu cũng được phát triển đa dạng để hỗ trợ người dùng thuận tiện hơn trong việc lưu thông, trao đổi hàng hóa giúp doanh nghiệp phát triển đi các thị trường quốc tế. Vậy hãy để GULF SHIPPING cung cấp thêm thông tin cho doanh nghiệp bạn về xuất khẩu gián tiếp cũng như ưu nhược điểm của xuất nhập khẩu gián tiếp nhé!
- Xuất khẩu gián tiếp là gì
Nghe thì nhiều người cũng mường tượng ra được, có còn có tên gọi khác là xuất khẩu ủy thác. Đây là phương thức được các quốc gia đang phát triển trên thế giới (trong đó có Việt Nam) vận dụng để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu.Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gián tiếp nói riêng là hoạt động ý nghĩa rất quan trọng sau đối với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Cụ thể hơn là: Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu…Với hình thức này, nhà sản xuất sẽ nhận được một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác. Loại phí này sẽ được căn cứ dựa vào tỷ lệ % trên giá trị của lô hàng.
Thông thường ở Việt Nam thì hình thức xuất khẩu gián tiếp được sử dụng phổ biến và rộng rãi cho những công ty nhỏ vì họ vẫn còn non nớt và không có khả năng về nhân lực. Chính vì lý do đó, họ cần có bên thứ ba có kinh nghiệm để giúp họ xuất khẩu hàng hóa nhanh chóng và phát triển lên.
Lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng hóa là điều quan trọng bởi nó còn ảnh hưởng đến chiến dịch tiếp thị ở nước ngoài. Cho nên, các công ty cần phải lựa chọn kỹ lưỡng để tìm ra phương án xuất khẩu phù hợp với tính chất doanh nghiệp.
➤Xem thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói và các loại chi phí
- Những ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Mỗi hình thức xuất khẩu mang lại những ưu nhược điểm riêng. Do vậy, mình sẽ nêu các ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp dưới đây:
Ưu điểm
Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của mình.
Giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường đó.
Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện xuất khẩu
Nhược điểm
Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường
Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian
Nhiều khi đầu ra phù thuộc vào phía ủy thác trung gian làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Đối tượng áp dụng
- Các công ty nhỏ, ít vốn và chưa có kinh nghiệm thương mại quốc tế.
- Phổ biến ở các nước kém phát triển. Lý do:
- Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinh doanh
- thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
- Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải
➤Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển nước ngoài – phương thức chuyển phát quốc tế nào phù hợp với doanh nghiệp bạn
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về xuất khẩu gián tiếp là gì? Cũng như các ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu này. Doanh nghiệp bạn nếu muốn biết thêm thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu hãy liên hệ ngay với GULF SHIPPING nhé
Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM
Điện thoại: +84 932 094 229
Email: info@gulfshipping.com.vn
Website: gulfshipping.com.vn