Dỡ hàng (Outturn) là gì ? Cùng bàn luận về quy trình và trách nhiệm trong việc dỡ hàng

Bài viết dưới đây GULF SHIPPING sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về khái niệm dỡ hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; dỡ hàng là gì? Quá trình thực hiện dỡ hàng? Trách nhiệm của chủ tàu khi bốc, dỡ hàng….

  1. Khái niệm

khái niệm dỡ hàng

Theo đó, dỡ hàng (Outturn) là thuật ngữ nói về việc đưa hàng hóa ra khỏi tàu biển nhưng thường chủ yếu là muốn lưu ý hay muốn nói đến tình trạng chất lượng hay số lượng của hàng hóa, như hàng hóa có bị hư hỏng hay không, số lượng hàng nhiều hơn hay ít hơn so với số lượng ghi trong bản lược khai hàng hóa (manifest).

  1. Quá trình thực hiện dỡ hàng

Quy trình xếp dỡ sẽ chia ra 3 làm giai đoạn bao gồm

  • Dưới hầm tàu

Nhập hàng: các công nhận tiến hành tháo tăng và đưa khóa chằng buộc container lên tàu sau đó đưa cần trục khung cẩu vào ăn khớp với các lỗ khóa trên container. Tiến hành xoay góc 90 độ cho gù quay rồi lùi vào vị trí an toàn để cần trục kéo container lên

Xuất hàng: Sau khi cần trục hạ hàng hóa xuống vị trí quy định tiến hành quay ngược 90 độ gù để mở khóa và lấy khung ra khỏi hàng hóa

  • Trên cầu tàu

Nhập hàng: sau khi cần trục kéo hạ hàng hóa xuống sàn romooc hay cầu tàu, công nhân điều khiển tiến hành xoay ngược gù một góc 90 độ đối với khung cẩu bán tự động. Đối với khung cẩu tự động chỉ cần điều khiển mở khóa là được. Tiếp theo đó lái cẩu đưa khung cẩu lên khỏi container, xe nâng hoặc đầu kéo đưa hàng hóa vào bãi

Xuất hàng: Xe nâng, xe đầu kéo đưa hàng hóa đến cầu tàu. Cần cẩu đưa khung cẩu xuống để gắn vào container. Xoay gù một góc 90 độ nếu sử dụng khung bán tự động. Đưa lên độ cao 2 – 2,5m để kiểm tra an toàn. Sau đó tiếp tục đưa xuống hầm tàu

  • Tại kho bãi

Hàng hóa tại kho bãi có thể được đưa lên hoặc hạ xuống bằng các thiết bị nâng hoặc bằng sức người. Tùy vào loại hàng hóa và tải trọng mà có thể kết hợp nhiều loại thiết bị khác nhau. 

Thông thường hàng hóa sẽ được sắp xếp lên các Pallet và cố định chắc chắn, sau đó các xe nâng sẽ tiến hành tiếp cận và đưa pallet lên khỏi mặt đất, di chuyển đến vị trí mong muốn và tiến hành đưa hàng lên hoặc hạ xuống tùy ý.,

➤Xem thêm: Một vài điều bạn cần lưu ý khi vận chuyển hàng đông lạnh để tránh hư hỏng

  1. Trách nhiệm của chủ tàu khi bốc, dỡ hàng

trách nhiệm chủ tài trong dỡ hàng

– Chỉ thị cho tàu chạy về cảng bốc xếp hàng ghi trong hợp đồng thuê tàu.

– Thông báo kịp thời cho người thuê tàu

Trong các hợp đồng thuê tàu chuyến có một điều khoản quy định chủ tàu, thuyền trưởng phải thông báo thường xuyên về vị trí tàu và dự kiến thời gian tàu đến (Estimated Time of Arrival- ETA) cho người thuê tàu, người nhận hàng. Mục đích của việc thông báo là để chuẩn bị kịp thời chứng từ cũng như hàng hóa và việc lên kế hoạch xếp và dỡ hàng. Nếu không thông báo, phía người thuê tàu không chuẩn bị hàng hóa, chuẩn bị kế hoạch bốc hàng,… gây nên chậm trễ bốc hàng thì người thuê tàu không phải chịu trách nhiệm.

Khi tàu nhận lệnh đến một cảng chỉ định theo hợp đồng thuê tàu chuyến thì thời điểm tàu đã đến cảng vào lúc nào là rất quan trọng vì đó là thời điểm tàu phải trao “ Thông báo sẵn sàng” (NOR) của tàu cho người thuê tàu (người gửi hàng, người nhận hàng). Theo hợp đồng thuê tàu thì tàu đến trạm hoa tiêu không thể xem là “tàu đã đến” cảng. 

➥Nói chung “ tàu đã đến” (Arrived Ship) theo ý nghĩa của hợp đồng thuê tàu là thời gian tàu đã được phép “ tự do giao dịch” (free pratique) và hoàn thành thủ tục hải quan, tàu có thể được neo, buộc ở một nơi nào đó trong cảng hoặc một nơi nào đó mà các tàu thường neo đậu, hoặc cập cầu để xếp hoặc dỡ hàng.

Nếu cầu hoặc nơi neo đậu đã được chỉ định trong hợp đồng thuê tàu thì nói chung sau khi tàu đã buộc dây xong ở cầu hoặc ném neo thì mới được xem là “tàu đã đến”. Nếu trong hợp đồng thuê tàu chuyến chỉ nói tới một cảng chỉ định thì được xem như “tàu đã đến” ngay từ khi tàu vượt qua giới hạn của cảng.

  1. Trách nhiệm của người thuê tàu

Cung cấp hàng hóa khi tàu đến cảng bốc

Đưa hàng hóa đến bên mạn tàu. Trong thời gian này chi phí và rủi ro về di chuyển, giữ gìn hàng hóa người thuê tàu gánh chịu.

Phải cung cấp hàng đầy tải ( Full and Complete Cargo). Phía tàu cần chú ý đây là một nghĩa vụ quan trọng mà người thuê tàu phải thực hiện. Cần thông báo rõ loại hàng, số lượng hàng, thể tích, khối lượng, số kiện…

Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, số lượng hàng hóa thường chỉ ghi một khối lượng (thể tích) gần đúng trong giới hạn nào đó, chẳng hạn “10.000 ± 10%” tùy sự lựa chọn của người thuê tàu hay lựa chọn của chủ tàu hay sự lựa chọn của thuyền trưởng 

Căn cứ vào số lượng ghi trong hợp đồng, trên cơ sở lượng nhiên liệu, nước ngọt cần thiết cho chuyến đi, và tận dụng dung tích hầm hàng, phía tàu tính toán và tuyên bố số hàng bốc lên tàu (trong phạm vi con số của hợp đồng). Người thuê tàu phải có nghĩa vụ cung cấp đủ số hàng theo tuyên bố đó. Nếu người thuê tàu cung cấp không đủ số lượng theo như tuyên bố của tàu khiến cho tàu không đầy tải, thì người thuê tàu phải trả “cước chết” (Dead Freight). Cước chết là một dạng bồi thường tổn thất gây ra do sơ suất của người thuê tàu, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ, cảng mà người thuê tàu chọn không đủ độ sâu, khiến cho tàu không thể chở đầy tải, người thuê tàu phải chịu đền bù “cước chết” cho số lượng hàng giảm xuống do hạn chế độ sâu của cảng.

Đôi khi trong hợp đồng ghi “đầy hàng” (full cargo) mà không ghi số lượng cụ thể thì điều đó có nghĩa là người thuê tàu phải cung cấp đủ số hàng mà tàu có thể nhận để sử dụng hết trọng tải có tính tới lượng nhiên liệu, nước ngọt và dự trữ cần thiết.

Đôi khi, trên cơ sở tuyên bố của thuyền trưởng, người thuê tàu chuẩn bị đủ số lượng hàng, nhưng do phía tàu thiếu cần mẫn, khiến không xếp hết số hàng đã chuẩn bị, người thuê tàu yêu cầu chủ tàu bồi thường chi phí “hàng không xếp hết” ( Short Lift), chi phí này bao gồm phí vận chuyển, tồn kho, phí hồi thủ tục hải quan…Sự thiếu cần mẫn của tàu thể hiện ở các mặt, bố trí ca công nhân xếp hàng không thoả đáng, lãng phí không gian chứa hàng, thuyền trưởng tính toán sai trong tuyên bố của mình, khi bốc xếp hàng công nhân bải công, chưa xếp xong hàng tàu đã chạy, tàu không đủ khả năng xếp hàng (Cargo Worthiness) (không đủ khả năng xếp hàng này không gây ra bởi các mục miễn trách trong hợp đồng thuê tàu).

Trong hợp đồng quy định rõ nếu người thuê tàu thỏa thuận xếp một phần hàng hoá trên boong thì người thuê tàu phải trả cước phí cho hàng chở trên boong theo giá đầy đủ và người thuê tàu phải chịu rủi ro về hàng hoá.

Phải hoàn thành bốc hoặc dỡ hàng trong khoảng thời gian của hợp đồng, nếu không phía người thuê tàu phải chịu chi phí chậm trễ hoặc chi phí tổn thất do kéo dài thời gian (Damage for Detention) cho chủ tàu.

  1. Phân chia chi phí xếp dỡ

phân chia xếp dỡ

Phí xếp dỡ chỉ là chi phí bốc hàng từ cầu cảng lên tàu và xếp hàng vào hầm tàu và dỡ hàng từ hầm tàu đưa xuống cầu cảng. Hai phần chi phí này do ai gánh chịu đã được quy định rõ trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Có những quy định sau:

– Điều khoản chủ tàu chịu chi phí bốc dỡ, còn gọi là điều kiện tàu chợ ( Liner Term or Berth Term). Theo quy định này, tại cảng xếp, chủ hàng đem hàng đặt bên cầu cảng cạnh mạn tàu sao cho tàu dùng móc cẩu của tàu có thể lấy hàng đưa lên tàu, tại cảng dỡ, tàu dùng cẩu tàu dỡ hàng đưa xuống cầu cảng bên cạnh mạn tàu, người nhận hàng lấy hàng hóa từ móc cẩu của tàu.

– Chủ tàu không chịu chi phí xếp dỡ hàng, chất xếp và san hàng (Free In and Out, Stowed and Trimmed – FIOST). Nếu vận chuyển hàng siêu kiện đòi hỏi phải chằng buộc mà chi phí chằng buộc do người thuê tàu chịu thì trong hợp đồng phải thể hiện rõ “FIOSLASHED”.

– Chủ tàu không chịu chi phí bốc dỡ (Free In and Out – FIO)

– Chủ tàu không chịu chi phí bốc hàng (Free In – FI)

– Chủ tàu không chịu chi phí dỡ hàng (Free Out – FO)

Việc phân phối chi phí bốc dỡ như nói trên không có liên quan gì đến vấn đề gánh chịu rủi ro khi xếp dỡ.

➤Xem thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói và các loại chi phí

Trên đây là những thông tin mà GULF SHIPPING nghĩ bạn sẽ cần. Bất kỳ thắc mắc hay có mong muốn book tàu biển chuyên chở hàng hóa theo tuyến, hãy liên hệ ngay với chúng tôi

Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM

Điện thoại: +84 932 094 229

Email: info@gulfshipping.com.vn

Website: gulfshipping.com.vn

Facebook
Twitter
Scroll to Top