Thế nào là vận tải đường biển. Sự khác nhau giữa vận tải biển và những hình thức khác

Mục lục

Vận tải đường biển là gì?

vận tải đường biển

Vận tải đường biển là hình thức vận tải sử dụng kết cấu hạ tầng và những phương tiện vận tải biển (tàu biển, các thiết bị xếp dỡ,…). Sử dụng những vùng biển gắn liền với những tuyến đường nối với các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các khu vực thuộc phạm vi quốc gia. Những mặt hàng khác nhau sẽ có từng phương thức vận tải riêng để có thể đảm bảo được chất lượng hàng hoá như vận chuyển chất lỏng, chất hoá học,… 

Vận tải đường biển ra đời đã góp phần vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ các ngành khác như vận chuyển hàng hóa và hành khách, thương mại cùng phát triển. Quan trọng hơn hết là phương thức này có thể giải quyết được nhu cầu vận chuyển cho nhiều loại hàng hoá có tính đặc thù riêng.

Sự khác biệt của vận tải biển so với những hình thức khác

Có rất nhiều phương thức vận chuyển trong lĩnh vực vận tải như phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không,… Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có đặc điểm riêng bao gồm những mặt nổi trội và điểm hạn chế. Và phương thức vận tải đường biển có sự khác biệt với các hình thức khác như sau:

  • Vận tải biển nhận đa dạng các loại hàng hoá với tải trọng lớn hơn nhiều so với các phương thức vận chuyển khác.
  • Cước phí thấp hơn
  • Tính an toàn cao hơn vì ít xảy ra các tai nạn về va chạm giữa các tàu trên biển
  • Tốc độ vận chuyển sẽ chậm hơn
  • Nhiều thủ tục phức tạp hơn
  • Bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và điều kiện tự nhiên của vùng biển.

Xem thêm: Vận chuyển hàng khô bằng đường biển tại Việt Nam

Quy trình một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển

vận tải đường biển

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Đây là bước đầu tiên cũng đóng vai trò quan trọng làm tiền đề cho các hoạt động tiếp theo

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu

Bất cứ mặt hàng nào muốn thâm nhập vào thị trường một quốc gia khác đều cần phải có giấy phép đầy đủ và phương thức vận chuyển đường biển cũng không ngoại lệ

Bước 3: Đặt booking

Giai đoạn này chủ hàng cần liên hệ với các hãng vận chuyển uy tín hoặc FWD để tìm giá tốt cho việc vận chuyển đơn hàng của mình

Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất

Trước khi hàng được vận chuyển cần được kiểm tra thật kỹ lưỡng và kèm theo đã đầy đủ các loại chứng nhận về xuất sứ, nguồn gốc,… hàng hoá hay chưa để đảm bảo hàng hoá đúng số lượng và chất lượng theo như cam kết ban đầu trong hợp đồng.

Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng

Bảo hiểm hàng hoá là khoản tiền đáng bỏ ra nhằm phòng tránh những rủi ro trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra. Hiện nay mức mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển thường rơi vào khoảng 2% tổng giá trị đơn hàng.

Bước 6: Làm thủ tục hải quan

Khi muốn đưa hàng hoá đi xuất hay nhập khẩu thì bước này là bắt buộc phải có để hàng hoá có thể thông quan.

Bước 7: Giao hàng cho đơn vị vận chuyển

Khi đã hoàn thành việc thông quan cho đơn hàng thì tiếp theo đó là cung cấp chi tiết bill để hãng tàu vận đơn.

Bước 8: Thanh toán tiền

Người làm xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán được nhận tiền từ phía người mua.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng rời (Break Bulk). Phân biệt giữa hàng rời và hàng phân kiện

Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, gửi hàng về Việt Nam thì hãy liên hệ trực tiếp với Gulf Shipping qua:

  • Address: 6th Floor, 88-90 Luong Dinh Cua Street, An Khanh Ward, District 2, Ho Chi Minh City, Viet Nam
  • Phone: +84 932 094 229
  • Email: info@gulfshipping.com.vn
  • Website: gulfshipping.com.vn
Facebook
Twitter
Scroll to Top