Tình hình xuất khẩu vải vào thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu vải chính của Việt Nam năm 2016 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 139,6 triệu USD năm 2016, chiếm gần 94% tổng kim ngạch xuất khẩu vải của Việt Nam ra thế giới. Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng xuất khẩu vải vào Trung Quốc khá ổn định về lượng trong nhiều năm qua. Cùng GULF SHIPPING đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé 

Tổng quan xuất khẩu vải vào Trung Quốc 

tổng quan xuất khẩu vải

Xuất khẩu vải của Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm cả vải tươi (chiếm trên 90%) và vải sấy khô. Xuất khẩu vải tươi chủ yếu qua kênh thương nhân Trung Quốc thu mua vải tại các tỉnh trồng vải chính thông qua đại lý người Việt, khoán thù lao theo kết quả công việc, có sự giám sát thường xuyên của thương nhân Trung Quốc. Xuất khẩu vải sấy khô được tiến hành theo 2 phương thức: (1) sấy và bán ngay và (2) sấy, bảo quản 2-3 tháng mới bán. Với phương thức sấy và bán ngay, sau khi sấy vải xong (khoảng 2,8 kg vải tươi/1kg vải khô), đơn vị sản xuất, chế biến vận chuyển lên Đồng Đăng bán cho thương nhân Trung Quốc. Theo phương thức sấy và bảo quản 2 -3 tháng mới bán, mức sấy khô kiệt hơn, khoảng 3,2 -3,5 kg vải tươi/1kg khô, đơn vị sản xuất, chế biến cũng bán cho thương nhân Trung Quốc. 

➤Xem thêm: Tìm hiểu có bao nhiêu loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu? 

Các chính sách liên quan đến xuất khẩu vải vào thị trường Trung Quốc  

chính sách xuất khẩu vải

Trong những năm qua nhà nước Trung ương và tỉnh trồng nhiều vải như Bắc Giang, Hải Dương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất và thương mại nông sản như: 

 – Chính sách hỗ trợ vùng sản xuất: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống điện đến các vùng sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa; Hỗ trợ xây dựng các điểm tập kết, bãi đỗ xe cho người dân và doanh nghiệp đến mua bán vải; Trong thời gian thu hoạch vải tập trung: ưu tiên cho các xe vận tải lớn, nhỏ vào thu mua tại các vùng vải mà không kiểm tra, không thu phí đường, phí cầu phà, phí bến bãi và các loại phí khác theo quy định (Hải Dương). 

 – Chính sách khoa học công nghệ, khuyến nông, các huyện vận dụng chi hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, tỉnh hỗ trợ thực hiện chương trình sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng và cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; 

 – Chính sách tín dụng, các ngân hàng trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, hỗ trợ các tác nhân chuyển tiền, giao dịch mua bán kịp thời. 

 – Chính sách xúc tiến thương mại, UBND các tỉnh và huyện xúc tiến thương mại ở các địa phương như Lạng Sơn, Lao Cai, TP Hồ Chí Minh, ký các cam kết với các tỉnh, các doanh nghiệp để xuất khẩu vải tươi  

➤Xem thêm: Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa – sự cần thiết giúp doanh nghiệp phát triển 

Bài viết trên GULF SHIPPING vừa cung cấp cho quý bạn đọc một vài thông tin bổ ích về tình hình xuất khẩu vải vào Trung Quốc. Nếu bạn thấy chúng bổ ích, hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè nhé.  

Mọi thông tin liên hệ  

 

Facebook
Twitter
Scroll to Top