xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Xuất khẩu gạo ở Việt Nam – Thủ tục cần có những gì?

Gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của chúng ta, sản lượng xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Chính phủ ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, các điều kiện, thủ tục về xuất khẩu gạo ở Việt Nam thay đổi khá nhiều. Cùng GULFSHIPPING đi tìm hiểu những thủ tục bắt buộc nhé

Để hiểu rõ vấn đề này, doanh nghiệp bạn cần đọc các văn bản nghị định sau:

Nghị định 109/2010/NĐ-CP : Kinh doanh xuất khẩu gạo

Nghị định 107/2018/NĐ-CP : Về Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo

Thông tư 30/2018/TT-BCT: Hướng dẫn nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo

Văn bản 02/VBHN-BCT(2018): Hợp nhất Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo (44/2010/TT-BCT; 28/2017/TT-BCT)

Sau khi tìm hiểu kỹ các văn bản, nghị định ở trên, chúng tôi khuyên bạn trước khi xuất khẩu gạo chúng ta cần lưu ý 2 vấn đề sau:

Thứ 1: Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

kinh doanh xuất khẩu gạo

Để chứng nhận được đủ điều kiện xuất khẩu gạo thì cần có những điều kiện sau:

  1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

  1. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

  1. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.

Tuy nhiên có thể xuất khẩu theo cách này, đó là thỏa thuận với 1 công ty đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhờ họ ủy thác lại cho mình có quyền xuất khẩu. Như vậy công ty vẫn có thể xuất khẩu được gạo.

Xem thêm: Dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh an toàn, giá rẻ

Thứ 2: Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:

Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.

Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), khi đăng ký hợp đồng lần đầu.

Như vậy, khi đã có được 2 điều trên thì việc tiếp theo chỉ cần tổng hợp bộ chứng từ và làm thủ tục hải quan.

Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan – thủ tục xuất khẩu gạo

Tờ khai hải quan, Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O ( nếu có)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc là hợp đồng ủy thác của công ty cần xuất và một công ty đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

Thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%

Xem thêm: cước vận chuyển quốc tế những điều quan trọng mà bạn cần biết

Trên đây là những quy định bắt buộc trong thủ tục xuất khẩu gạo ở Việt Nam – được coi là mặt hàng nông sản chủ lực. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu biết thêm thủ tục/ điều kiện hay muốn book tàu chở hàng hóa đi bằng đường biển. Hãy liên hệ ngay với GULFSHIPPING

  • Address: 6th Floor, 88-90 Luong Dinh Cua Street, An Khanh Ward, District 2, Ho Chi Minh City, Viet Nam
  • Phone: +84 932 094 229
  • Email: info@gulfshipping.com.vn

Website: gulfshipping.com.vn

Scroll to Top