Thông thường một hợp đồng được ký kết bởi 2 bên mua và bán, tuy nhiên với hợp đồng Xuất nhập khẩu mọi chuyện có thể phức tạp hơn khi bạn thấy 3 bên liên quan được đề cập trong hợp đồng. Tuỳ từng thương vụ, người xuất khẩu có thể đồng thời là người giao hàng và người nhập khẩu có thể là người nhận hàng hoặc không. Cùng GULF SHIPPING tìm hiểu Hợp đồng mua bán 3 bên và quy trình thay đổi vận đơn switch bill of lading ở bài viết sau nhé!
Mua bán 3 bên là gì?
Mua bán 3 bên nghĩa là có 3 người tham gia mua bán quốc tế ở 3 quốc gia khác nhau. Trong đó có 1 người đứng giữa vừa là người mua vừa là người bán. Hiển nhiên theo cách thông thường nhất của việc mua bán 3 bên là mua của người này nhưng bán cho người khác, mục đích là hưởng chênh lệch tìm kiếm lợi nhuận.
➤Xem thêm: O/B trong xuất nhập khẩu là gì? Ý nghĩa của O/B trong vận đơn
Quy trình thay đổi vận đơn Switch bill of lading
Lý do cần phải Switch Bill of Lading ?
Switch Bill of Lading (viết tắt là Switch B/L) là vận đơn cho phép thay đổi một số nội dung trên đó theo thoả thuận giữa các bên có liên quan.
Switch B/L bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào trên bộ vận đơn gốc ( Original B/L ). Dạng đơn giản nhất có thể chỉ là thay đổi một chi tiết nhỏ trên cả mẫu vận đơn, như: tên người gửi hàng, người nhận hàng hoặc có thể thay đổi nhiều mục như: tên hàng, số lượng, cảng xếp, cảng dỡ…
➤Xem thêm: CIF là gì? Tất cả những điều bạn quan tâm về nhập khẩu CIF
Quy trình thực hiện Switch bill of lading
- a) Vận đơn 1 (vận đơn ảo)
Sau khi ký hợp đồng mua bán với cả B và C, người trung gian A yêu cầu người bán B ở Ấn Độ giao hàng và chỉ định Forwarder phát hành B/L cho B với thông tin như sau:
Shipper: Người bán A
Consignee: Ngân hàng phát hành L/C cho B (L/C cần ghi chú chấp nhận House bill)
Cảng bốc dỡ: Ấn Độ
Cảng dỡ hàng: Việt Nam thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp
Vì người trung gian book tàu qua công ty Forwarder lấy House bill do đó mặc dù có bill, có tên tàu nhưng thực tế hàng không được vận tải về Việt Nam. Bill gần như là Bill ảo để người bán A nghĩ rằng hàng được chuyển về Việt Nam.
- b) Vận đơn 2 (được Switch từ vận đơn 1)
Sau khi vận đơn 1 được phát hành và A đã giao hàng cho B tại cảng Ấn Độ. Người trung gian B tiến hành thanh toán cho người bán A và lấy đầy đủ bộ chứng từ giao hàng. Lúc này lô hàng thuộc quyền sở hữu của B, người trung gian B yêu cầu Forwarder tiến hành Switch bill, tức là huỷ Bill 1 (bill ảo) đi và phát hành bill mới (bill thật) với thông tin như sau: học logistics
Shipper: Người trung gian B
Consignee: Người mua C
Cảng bốc dỡ: Ấn Độ
Cảng dỡ hàng: Mỹ chuyên ngành xuất nhập khẩu
Mô tả hàng không thay đổi (có thể thay đổi nếu cần)
Khi đã có Switch bill theo yêu cầu, người trung gian tập hợp bộ chứng từ giao hàng mới (với các thông tin phù hợp với hợp đồng giữa B và C) gửi cho C để người mua C có thể nhận hàng tại cảng đến ở Mỹ)
Hy vọng là bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về Switch bill of lading. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào hay bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển uy tín chuyên nghiệp, hãy liên hệ với GULF SHIPPING tại:
Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM
Điện thoại: +84 932 094 229
Email: info@gulfshipping.com.vn
Website: gulfshipping.com.vn