phương tiện vận tải đường thủy

Tìm hiểu các loại phương tiện vận tải đường thủy

Phương tiện vận tải là loại phương tiện chuyên dùng để vận tải hàng bằng cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy, vận chuyển các bưu kiện, bưu phẩm hoặc các loại hàng hóa từ nhỏ cho đến lớn. Cùng GULF SHIPPING đi tìm hiểu rõ hơn phương tiện vận tải đường thủy.

Phương tiện vận tải nói chung là gì 

phương tiện vận tải nói chung

Phương tiện vận tải là loại phương tiện chuyên dùng để vận tải hàng bằng cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy, vận chuyển các bưu kiện, bưu phẩm hoặc các loại hàng hóa từ nhỏ cho đến lớn. Cũng tùy theo các loại mặt hàng mà sẽ có những phương tiện vận tải khác nhau nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người sử dụng. Chẳng hạn như ô tô, xe máy, tàu thuyền sẽ là những phương tiện sử dụng thích hợp trong nội thành hay các tỉnh thành gần đó với thời gian ngắn còn như máy bay, nó sẽ là những phương tiện thích hợp vận chuyển đến các tỉnh thành xa hơn hay vượt ra ngoài phạm vi quốc tế. 

Phương tiện vận tải đường thủy là gì 

Phương tiện vận chuyển đường thủy thường dùng để di chuyển trên mặt nước, dù làm thủ công hay theo các phương thức hiện đại, các phương tiện này phụ trách chuyên chở các mặt hàng từ nơi này đến nơi khác. Những loại phương tiện này với địa điểm hoạt động đa phần là ở biển, sông ngòi, kênh rạch,…Các nguyên vật liệu tạo nên phương tiện cũng đòi hỏi những yêu cầu cao, có khả năng chịu nước, nổi lên trên bề mặt, chịu được khối lượng hàng hóa lớn và di chuyển được. Và cũng tùy vào mỗi loại hàng hóa, khối lượng chuyên chở mà sẽ có những phương tiện vận tải tương ứng khác nhau. 

➤Xem thêm: O/B trong xuất nhập khẩu là gì? Ý nghĩa của O/B trong vận đơn 

Tìm hiểu các loại phương tiện vận tải đường thủy phổ biến 

tìm hiểu các loại phương tiện

  1. Tàu chở hàng rời: Tàu chở hàng rời được dùng để vận tải các mặt hàng có khối lượng khá lớn như ngũ cốc, nông sản, gạo,…Nó được nhận dạng bởi các cửa hầm dạng hình hộp trên boong tàu và được thiết kế để hàng hóa trượt ra phía ngoài một cách dễ dàng.
  2. Tàu làm lạnh: Đây là loại phương tiện tiêu biển để vận tải những mặt hàng mau hư hỏng, cùng với yêu cầu có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, chủ yếu là hoa quả, thịt cá, các sản phẩm sữa và các loại thực phẩm khác. Thông thường, các tàu làm lạnh này đều có khoang lạnh chứa bên trong để bảo quản hàng hóa tốt hơn trong suốt quá trình vận tải.
  3. Tàu Container: Đây là loại phương tiện chuyên dụng để vận tải hàng hóa thương mại, có thể vận tải khối lượng hàng hóa có tải trọng lớn trong các container chuyên dụng. Những mặt hàng vận tải chủ yếu như hàng khô, động cơ sử dụng là diesel, số lượng người trung bình từ 30 người, thường nghỉ ngơi ở các thùng máy và đuôi tàu. Đối với những loại tàu thông thường, có khả năng vận tải container có trọng tải lên đến hàng chục nghìn tấn và được sử dụng nhiều để giao thương hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
  4. Sà lan: Đây là một loai thuyền đáy bằng, thường dùng ở sông hoặc kênh đào giao thông để thực hiện việc chuyên chở những mặt hàng có trọng tải nặng. Hầu hết các loại sà lan hiện nay đều không thể tự chạy và cần được di chuyển bằng tàu lái hoặc tàu đẩy chuyên dụng.
  5. Phà: Một phương tiện vận chuyển đường thủy thông dụng không thể không kể tới nữa là phà – đây là một hình thức vận chuyển, như một chiếc thuyền hoặc tàu và có thể chở hành khách và phương tiện của họ. Phà cũng thường được sử dụng để vận tải hàng hóa, thậm chí là cả xe lửa. Phà chỉ hoạt động ở khu vực sông lớn, vùng bờ biển trong khu vực và hầu như là rất thường xuyên, phổ biến với chi phí khá rẻ.

Tại sao khách hàng nên chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 

Các chủ hàng nên chọn giải pháp vận tải biển bởi những yếu tố, thế mạnh sau: 

Chi phí vận tải thấp: Vì vận tải hàng hóa số lượng lớn nên khách hàng luôn được ưu đãi về giá cả. Tương tự như các phương thức vận tải khác, cước phí vận tải biển còn tùy thuộc vào các yếu tố cơ bản như thời gian vận tải, quãng đường,…Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển có thể tự “hét” giá phí vận tải quá cao mà cơ sở tính cước phí đều được căn cứ theo các điều khoản theo Incoterm (tập hợp các quy tắc quy định trong buôn bán quốc tế của ICC). 

Vận tải đa dạng hàng hóa: Có khả năng vận tải được nhiều loại mặt hàng khác nhau và không hạn chế về kích cỡ, số lượng,… 

Cự ly vận tải dài: Các dịch vụ vận tải biển có thể đáp ứng vận tải được các loại hàng hóa đường dài, trong khi với loại hình vận tải đường bộ thì đa phần chỉ phù hợp vận tải ở những cự li ngắn hoặc trung bình 

Tính an toàn trong quá trình vận tải biển: Vì lượng tàu biển không đông đúc như các phương tiện khác nên tỷ lệ rủi ro của sự cố va chạm, tai nạn trong khi vận tải là tương đối thấp nên hàng hóa luôn được bảo đảm an toàn, ít xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát. 

Xem thêm: CIF là gì? Tất cả những điều bạn quan tâm về nhập khẩu CIF 

Hy vọng là bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những loại phương tiện vận tải đường thủy. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào hay bạn đang tìm kiếm một đơn vị vận chuyển uy tín chuyên nghiệp, hãy liên hệ với GULF SHIPPING tại: 

Địa chỉ: Tầng 6, 88-90 Lương Định Của, Phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM 

Điện thoại: +84 932 094 229 

Email: info@gulfshipping.com.vn 

Website: gulfshipping.com.vn 

 

Scroll to Top